Giỏ hàng hiện tại chưa có sản phẩm nào!
TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG
- Khái niệm tốc độ phản ứng và tốc độ trung bình của phản ứng
♦ Khái niệm tốc độ phản ứng: Tốc độ phản ứng (kí hiệu ) của phản ứng hóa học là đại lượng đặc trưng cho sự biến thiên nồng độ của chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian.
– Đơn vị tốc độ phản ứng: (đơn vị nồng độ)/(đơn vị thời gian) ví dụ: mol/(L.s) hay mol.L-1.s-1
– Ngoài nồng độ, ta có thể đo sự biến thiên số mol, khối lượng hoặc thể tích để xác định tốc độ pư.
♦ Tốc độ trung bình của phản ứng ( ) là tốc độ được tính trong khoảng thời gian phản ứng.
– Xét phản ứng: aA + bB → cC + dD ⇒
Trong đó: ΔC = C2 – C1, Δt = t2 – t1 lần lượt là biến thiên nồng độ và biến thiên thời gian tương ứng. C1, C2 là nồng độ của một chất tại thời điểm tương ứng t1, t2.
- Định luật tác dụng khối lượng
– Định luật: Tốc độ của một phản ứng tỉ lệ thuận với tích nồng độ các chất tham gia phản ứng với số mũ thích hợp.
– Xét phản ứng đơn giản (phản ứng 1 chiều, 1 giai đoạn): aA + bB → cC + dD
⇒ Tốc độ tức thời của phản ứng tính theo biểu thức:
Trong đó: • k là hằng số tốc độ phản ứng.
- là nồng độ mol của chất A, B tại thời điểm đang xét.
– Khi nồng độ các chất phản ứng đều bằng 1M thì k = ⇒ hằng số tốc độ k là tốc độ của phản ứng khi nồng độ các chất đều bằng đơn vị (1M). Hằng số k chỉ phụ thuộc nhiệt độ và bản chất của chất phản ứng.
III. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng
Các yếu tố |
Tốc độ phản ứng |
Giải thích |
Hệ số nhiệt độ Van’t Hoff |
Tăng nồng độ |
Tăng |
Do số va chạm hiệu quả tăng |
– Mối quan hệ giữa nhiệt độ và tốc độ phản ứng: – là tốc độ phản ứng ở nhiệt độ t1, t2; là hệ số nhiệt độ Van’t Hoff |
Tăng áp suất (chất khí) |
Tăng |
||
Tăng nhiệt độ |
Tăng |
||
Tăng diện tích tiếp xúc |
Tăng |
||
Thêm chất xúc tác |
Tăng |
Do giảm năng lượng hoạt hóa |
– Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng nhưng được bảo toàn về chất và lượng khi kết thúc pư.
- Ý nghĩa thực tiễn của tốc độ phản ứng
♦ Kiểm soát tốc độ các phản ứng diễn ra trong đời sống, sản xuất khi vận dụng các yếu tố ảnh hưởng như: nồng độ, nhiệt độ, áp suất, diện tích tiếp xúc và chất xúc tác giúp mang lại các giá trị hiệu quả.
MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP
DẠNG 1: BÀI TOÁN TÍNH TỐC ĐỘ TRUNG BÌNH CỦA PHẢN ỨNG
LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI – Xét phản ứng: aA + bB → cC + dD ⇒ Tốc độ trung bình của phản ứng: Trong đó: ΔC = C2 – C1, Δt = t2 – t1 lần lượt là biến thiên nồng độ và biến thiên thời gian tương ứng. C1, C2 là nồng độ của một chất tại thời điểm tương ứng t1, t2. – Ngoài biến thiên về nồng độ, tốc độ trung bình của phản ứng có thể đo bằng sự biến thiên số mol, khối lượng hoặc thể tích. – Một số đơn vị tốc độ trung bình của phản ứng: mol/(L.s), mol/s, g/s, mol/h, … – Khi phản ứng xảy ra, lượng chất phản ứng giảm dần, lượng chất sản phẩm tăng dần. |
DẠNG 2: ĐỊNH LUẬT TÁC DỤNG KHỐI LƯỢNG
LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI – Xét phản ứng đơn giản (phản ứng 1 chiều, 1 giai đoạn): aA + bB → cC + dD ⇒ Tốc độ tức thời của phản ứng tính theo biểu thức: Trong đó: • k là hằng số tốc độ phản ứng. • là nồng độ mol của chất A, B tại thời điểm đang xét. DẠNG 3: BÀI TOÁN VỀ HỆ SỐ NHIỆT ĐỘ VAN’T HOFF
|