Giỏ hàng hiện tại chưa có sản phẩm nào!
PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ
- Số oxi hóa
♦ Khái niệm: Số oxi hóa của một nguyên tử trong phân tử là điện tích của nguyên tử nguyên tố đó nếu giả định cặp electron chung thuộc hẳn về nguyên tử của nguyên tố có độ âm điện lớn hơn.
♦ Qui tắc xác định số oxi hóa:
Qui tắc 1: Số oxi hóa của nguyên tử trong đơn chất bằng 0.
Qui tắc 2: Trong các hợp chất, số oxi hóa của O thường bằng -2 (trừ H2O2, Na2O2, OF2, …), số oxi hóa của H thường bằng +1 (trừ NaH, BaH2, ..)
Qui tắc 3: Tổng số oxi hóa của các nguyên tử trong phân tử hợp chất bằng 0.
Qui tắc 4: Tổng số oxi hóa của các nguyên tử trong ion bằng điện tích của ion đó.
Qui tắc 5: Trong hợp chất, kim loại có hóa trị n thì có số oxi hóa là +n.
- Phản ứng oxi hóa khử
♦ Chất khử là chất nhường e, có số oxi hóa tăng sau phản ứng.
Chất oxi hóa là chất nhận e, có số oxi hóa giảm sau phản ứng.
♦ Quá trình oxi hóa (sự oxi hóa) là quá trình chất khử nhường e.
Quá trình khử (sự khử) là quá trình chất oxi hóa nhận e.
♦ Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng hóa học trong đó có sự nhường – nhận electron hay có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố.
III. Lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khử
♦ Nguyên tắc: Tổng số electron chất khử nhường bằng tổng số electron chất oxi hóa nhận.
♦ Các bước lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khử theo phương pháp thăng bằng electron:
Bước 1: Xác định số oxi hóa của các nguyên tử thay đổi số oxi hóa ⇒ chất oxi hóa, chất khử.
Bước 2: Viết các quá trình oxi hóa, quá trình khử và cân bằng (nguyên tố trước, điện tích sau).
Bước 3: Xác định hệ số thích hợp sao cho “tổng số e nhường bằng tổng số e nhận”.
Bước 4: Điền hệ số vào phương trình, cân bằng và kiểm tra (thường đếm O hoặc H).
- Ý nghĩa của phản ứng oxi hóa – khử
Đốt cháy nhiên liệu |
Quang hợp ở thực vật |
Luyện kim |
Pin – acquy |
Ngoài ra, phản ứng oxi hóa – khử còn xảy ra khi kim loại bị han gỉ, trong các quá trình sản xuất hóa chất hay chuyển hóa các chất trong tự nhiên, …
– Phản ứng oxi hóa – khử có môi trường là phản ứng oxi hóa – khử trong đó có nguyên tố một phần thay đổi SOH, một phẩn không thay đổi tạo môi trường.
– Một số dạng phản ứng oxi hóa khử có môi trường thường gặp:
(1) Kim loại + HNO3/H2SO4 đặc → Muối + sp khử + H2O
Thứ tự cân bằng: Muối → kim loại → sp khử HNO3/H2SO4 H2O
(2) MnO2/KMnO4/KClO3/K2Cr2O7 + HCl → Muối clorua + Cl2 + H2O
Thứ tự cân bằng: MnO2/KMnO4/….. → muối clorua → Cl2 HCl H2O
DỰ ĐOÁN TÍNH OXI HÓA – TÍNH KHỬ
LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI
- Dự đoán tính oxi hóa – tính khử của chất
- Tính oxi hóa khử của đơn chất, hợp chất, ion
(1) Đơn chất kim loại: Tất cả các kim loại đều chỉ có tính khử.
(2) Đơn chất phi kim: Các phi kim có SOH max = + số nhóm, SOH min = -(8 – số nhóm)
⇒ Đơn chất phi kim có SOH = 0 là SOH trung gian nên vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử (trừ flo chỉ có tính oxi hóa vì không có SOH dương)
(3) Hợp chất và ion chỉ có tính khử (SOH min): I–, Cl–, S2-, N3-, …
(4) Hợp chất và ion chỉ có tính oxi hóa (SOH max): Mg2+, Al3+, HNO3, H2SO4, …
(5) Hợp chất và ion vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử: SOH trung gian (Fe2+, SO2, FeO, Fe3O4, …) hoặc có 1 nguyên tố có tính oxi hóa, 1 nguyên tố có tính khử (HCl, HI, FeCl3, …)
BÀI TOÁN SỬ DỤNG ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ELECTRON
LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI
Định luật bảo toàn e: Trong một phản ứng hóa học, tổng số e mà chất khử nhường bằng tổng số e mà chất oxi hóa nhận.
Hệ quả: Trong một phản ứng hóa học, tổng số mol e mà chất khử nhường bằng tổng số mol e mà chất oxi hóa nhận: