Giỏ hàng hiện tại chưa có sản phẩm nào!
NGUYÊN TỐ NHÓM IA
- Đơn chất nhóm IA
- Vị trí và cấu tạo
– Nhóm IA được gọi là nhóm kim loại kiềm, bao gồm các kim loại: Li, Na, K, Rb, Cs, Fr (phóng xạ).
– Cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns1.
– Thế điện cực chuẩn rất nhỏ.
– Trong hợp chất, các kim loại nhóm IA chỉ có số oxi hóa +1.
– Các kim loại kiềm đều có cấu trúc mạng tinh thể lập phương tâm khối (kém đặc khít).
- Trạng thái tự nhiên
– Trong tự nhiên, các nguyên tố nhóm IA chỉ tồn tại ở dạng hợp chất.
VD: Na thường gặp dạng NaCl (trong nước biển, mỏ muối, quặng halite).
K thường gặp dạng khoáng vật sylvinite (NaCl.KCl), carnallite (KCl.MgCl2.6H2O).
- Tính chất vật lí
– Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi: Các kim loại nhóm IA có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp và có xu hướng giảm dần từ Li đến Cs.
– Khối lượng riêng: Các kim loại nhóm IA có khối lượng riêng nhỏ (đều là kim loại nhẹ) do có bán kính nguyên tử lớn và cấu trúc mạng tinh thể kém đặc khít. Li là kim loại nhẹ nhất trong tất cả các kim loại.
– Độ cứng: Do có liên kết kim loại yếu nên các kim loại nhóm IA có độ cứng thấp, có thể cắt bằng dao, kéo. Cs là kim loại mềm nhất trong tất cả các kim loại.
- Tính chất hóa học
– Do kim loại kiềm có điện cực chuẩn rất nhỏ nên chúng có tính khử mạnh và tính khử tăng dần từ Li đến Cs. M → M+ + 1e
(a) Tác dụng với oxygen
v Thí nghiệm: Kim loại kiềm tác dụng với oxygen
– Cho mỗi mẩu kim loại Li, Na, K vào một muôi sắt, hơ nóng trên ngọn lửa đèn cồn đến khi nóng chảy rồi đưa nhanh vào lọ đựng khí oxygen.
– Hiện tượng: Các kim loại bốc cháy mức độ tăng dần từ Li đến K.
– Các kim loại kiềm tác dụng với oxygen trong không khí theo mức độ tăng dần từ Li đến K và cho màu sắc các ngọn lửa khác nhau.
+ Li cháy cho ngọn lửa màu đỏ tía: 4Li + O2 2Li2O
+ Na cháy cho ngọn lửa màu vàng: 4Na + O2 2Na2O
+ K cháy cho ngọn lửa màu tím nhạt: 4K + O2 2K2O
(b) Tác dụng với chlorine
v Thí nghiệm: Kim loại kiềm tác dụng với khí chlorine
– Cho mỗi mẩu kim loại Li, Na, K vào một muôi sắt, hơ nóng trên ngọn lửa đèn cồn đến khi nóng chảy, rồi đưa nhanh vào bình đựng khí chlorine.
– Hiện tượng: Các kim loại bốc cháy với mức độ tăng dần từ Li đến K.
– Các kim loại kiềm tác dụng với khí chlorine theo mức độ tăng dần từ Li đến K tạo muối chloride.
2Li + Cl2 2LiCl 2Na + Cl2 → 2NaCl 2K + Cl2 2KCl
(c) Tác dụng với nước
v Thí nghiệm: Kim loại kiềm tác dụng với nước.
– Cho mỗi mẩu kim loại Li, Na, K vào một chậu thủy tinh chứa nước. Sau khi kim loại tan hết thêm phenolphthalein vào chậu.
– Hiện tượng: Li: mẩu kim loại chuyển động chậm trên mặt nước.
Na: mẩu kim loại trở thành khối cầu, chạy nhanh trên mặt nước.
K: mẩu kim loại cháy kèm theo tiếng nổ nhẹ.
Kim loại sau khi tan hết thêm phenolphthalein vào chậu thấy dung dịch chuyển sang màu hồng.
– Các kim loại kiềm tác dụng mạnh với nước tạo thành dung dịch kiềm và giải phóng H2.
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑ 2K + 2H2O → 2KOH + H2↑
Do kim loại nhóm IA dễ tác dụng với nước và oxygen trong không khí nên trong phòng thí nghiệm Na, K thường được bảo quản trong dầu hỏa; Li, Rb, Cs thường bảo quản trong ống thủy tinh kín hoặc bình khí hiếm.
- Hợp chất của kim loại nhóm IA
- Tính tan
– Hầu hết hợp chất của các kim loại kiềm tan tốt trong nước và phân li thành ion.
- Nhận biết Li+, Na+, K+
v Thí nghiệm phân biệt các ion Li+, Na+, K+ bằng màu ngọn lửa
– Nhúng dây platinium vào ống nghiệm chứa dung dịch LiCl bão hòa, hơ nóng đầu dây trên ngọn lửa đèn khí.
– Tiến hành tương tự với dung dịch NaCl bão hòa và dung dịch KCl bão hòa.
– Hiện tượng: Muối LiCl cháy cho ngọn lửa màu đỏ tía, NaCl cháy cho ngọn lửa màu vàng, KCl cháy cho ngọn lửa màu tím nhạt.
– Có thể phân biệt các hợp chất của kim loại kiềm bằng màu ngọn lửa khi đốt chúng.
- Hợp chất kim loại kiềm
(a) Sodium chlorine
v Ứng dụng
v Điện phân dung dịch NaCl
– Trong công nghiệp chlorine – kiềm, công đoạn chính là điện phân dung dịch NaCl bão hòa, có màng ngăn xốp: 2NaCl + 2H2O 2NaOH + H2 + Cl2
– Màng ngăn xốp ngăn cản không cho Cl2 tạo thành tác dụng với NaOH, nếu không có màng ngăn xốp thì sản phẩm thu được là nước Javel (NaCl, NaClO).
– Các sản phẩm của công nghiệp chlorine – kiềm có nhiều ứng dụng.
+ NaOH: Dùng trong chế biến dầu mỏ, sản xuất nhôm, giấy, xà phòng, …
+ Cl2: Dùng để sản xuất chất tẩy trắng và sát trùng, sản xuất HCl, KClO3, …
+ H2: Dùng để sản xuất HCl, NH3, …
(b) Sodium hydrogencarbonate và sodium carbonate
v Ứng dụng
Sodium hydrogencarbonate (NaHCO3) |
Sodium carbonate (Na2CO3) |
– NaHCO3 còn được gọi là baking soda. – Dễ bị phân hủy khi đun nóng nên được dùng làm bột nở trong chế biến thực phẩm và chất chữa cháy dạng bột: 2NaHCO3 Na2CO3 + CO2 + H2O – Có tính lưỡng tính, tác dụng được với cả dung dịch acid và dung dịch kiềm: NaHCO3 + NaOH Na2CO3 + H2O NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O – Vì tác dụng được với acid nên trong y học NaHCO3 dùng để chữa chứng đau dạ dày do dư thừa acid. |
– Na2CO3 còn được gọi là soda. – Soda dùng để tẩy rửa vết dầu, mỡ bám trên các dụng cụ, thiết bị do chất béo trong dầu mỡ bị thủy phân trong môi trường kiềm của dung dịch soda. – Soda được sử dụng làm mềm nước cứng, sản xuất thủy tinh, giấy, xà phòng, bột giặt, … |
v Phương pháp Solvay sản xuất NaHCO3 và Na2CO3
– Nguyên liệu: Đá vôi, muối ăn, ammonium và nước.
– Quá trình sản xuất trải qua hai giai đoạn chính:
+ GĐ1: Tạo NaHCO3 NaCl + NH3 + CO2 + H2O NaHCO3 + NH4Cl
+ GĐ2: Tạo Na2CO3 2NaHCO3 Na2CO3 + CO2 + H2O
Sơ đồ quá trình Solvay sản xuất NaHCO3 và Na2CO3
NGUYÊN TỐ NHÓM IIA
- Đơn chất nhóm IIA
- Vị trí và cấu tạo
– Nhóm IIA được gọi là nhóm kim loại kiềm thổ, bao gồm: Be, Mg, Ca, Sr, Ba, Ra (phóng xạ).
– Cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2.
– Trong hợp chất, các kim loại nhóm IIA có số oxi hóa +2.
- Trạng thái tự nhiên
– Trong tự nhiên, các nguyên tố nhóm IIA chỉ tồn tại ở dạng hợp chất.
VD: Mg có trong quặng dolomite (CaCO3.MgCO3).
Ca có trong đá vôi, quặng calcite (CaCO3), thạch cao (CaSO4), …
- Tính chất vật lí
– Bán kính nguyên tử các nguyên tố nhóm IIA tăng dần từ Be đến Ba do số lớp electron tăng dần.
– Các kim loại nhóm IIA là kim loại nhẹ, có nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng cao hơn kim loại nhóm IA cùng chu kì nhưng tương đối thấp so với các kim loại khác.
- Tính chất hóa học
– Kim loại nhóm IIA có tính khử mạnh, chỉ kém kim loại nhóm IA.
– Tính khử tăng dần từ Be đến Ba do bán kính nguyên tử tăng, khả năng nhường e tăng.
M → M2+ + 2e
(a) Tác dụng với oxygen
– Khi đốt nóng trong oxygen hoặc trong không khí, các kim loại nhóm IIA bốc cháy tạo oxide và cho ngọn lửa có màu đặc trưng. TQ: 2M + O2 2MO
+ Ca cháy cho ngọn lửa màu đỏ cam.
+ Sr cháy cho ngọn lửa màu đỏ son.
+ Ba cháy cho ngọn lửa màu lục.
Ca và Ca2+ Sr và Sr2+ Ba và Ba2+
Các hợp chất Ca2+, Sr2+, Ba2+ khi đốt cháy cũng cho ngọn lửa có màu sắc tương tự kim loại tương ứng Có thể dùng màu ngọn lửa để nhận biết Ca, Sr, Ba hoặc hợp chất của chúng.
(b) Tác dụng với nước
– Be không tác dụng với nước do có màng oxide bảo vệ bề mặt.
– Mg phản ứng chậm với nước ở nhiệt độ thường, nhanh hơn khi đun nóng.
Mg + 2H2O Mg(OH)2 + H2↑
– Ca, Sr, Ba phản ứng mạnh với nước ở nhiệt độ thường và mức độ phản ứng tăng dần.
M + 2H2O → M(OH)2 + H2↑ (M là Ca, Sr, Ba)
– Độ tan các hydroxide tăng dần: Be(OH)2 < Mg(OH)2 < Ca(OH)2 < Sr(OH)2 < Ba(OH)2
– Trong phản ứng trên, hydroxide tạo thành càng dễ tan thì càng dễ giải phóng khỏi bề mặt kim loại, tạo điều kiện thuận lợi để kim loại tiếp tục phản ứng với nước.
- Ứng dụng
– Các kim loại nhóm IIA tạo ra hợp kim có nhiều ứng dụng trong thực tế:
+ Hợp kim của Be có độ bền cơ học, không bị ăn mòn, khó nóng chảy, …
+ Hợp kim của Mg cứng, bền, nhẹ làm vật liệu sản xuất ô tô, máy bay, …
- Hợp chất của kim loại nhóm IIA
- Tính tan
v Tính tan của các muối carbonate, sulfate và nitrate
– Các muối nitrate đều tan.
– Hầu hết các muối carbonate đều không tan trừ BeCO3 bị thủy phân.
– Các muối BeSO4, MgSO4 tan, SrSO4 và CaSO4 ít tan, BaSO4 không tan.
Bảng tính tan của muối và hydroxide kim loại nhóm IIA
Anion |
Cation |
||||
Be2+ |
Mg2+ |
Ca2+ |
Sr2+ |
Ba2+ |
|
CO32- |
– |
K |
K |
K |
K |
SO42- |
T |
T |
I |
I |
K |
NO3– |
T |
T |
T |
T |
T |
OH– |
K |
K |
I |
T |
T |
T: chất dễ tan, I: chất ít tan, K: chất không tan, -: bị thủy phân
v Thí nghiệm so sánh độ tan giữa CaSO4 và BaSO4
– Thêm 2 mL dung dịch CaCl2 vào ống nghiệm (1) và 2 mL dung dịch BaCl2 vào ống nghiệm (2).
– Nhỏ từ từ từn giọt dung dịch CuSO4 vào mỗi ống nghiệm cho đến khi xuất hiện kết tủa.
Nhận xét: Ống nghiệm (2) xuất hiện kết tủa sớm hơn so với ống nghiệm (1) do BaSO4 có độ tan nhỏ hơn CaSO4.
- Một số hợp chất quan trọng
(a) Muối carbonate
♦ Tác dụng với acid
– Muối carbonate có thể tác dụng với acid → Muối + CO2↑ + H2O
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O
– Muối carbonate tan trong nước có hoàn tan khí CO2
CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2
♦ Phản ứng nhiệt phân
– Muối carbonate của kim loại nhóm IIA bị nhiệt phân tạo thành oxide và CO2.
TQ: MCO3(s) MO(s) + CO2(g)
– Độ bền nhiệt của các muối có xu hướng tăng từ MgCO3 đến BaCO3, đặc điểm này phù hợp với xu hướng biến đổi giá trị biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng trên.
Chất |
MgCO3 |
CaCO3 |
SrCO3 |
BaCO3 |
101,08 |
181,31 |
234,55 |
274,68 |
|
Nhiệt độ phân hủy (oC) |
350 – 650 |
900 – 1200 |
1100 – 1200 |
1000 – 1450 |
(b) Muối nitrate
– Các muối nitrate của nguyên tố nhóm IIA bị nhiệt phân → Oxide kim loại + NO2 + O2
TQ: M(NO3)2 (s) MO(s) + 2NO2(g) + ½ O2(g)
– Độ bền nhiệt các muối nitrate có xu hướng tăng từ Mg(NO3)2 đến Ba(NO3)2, đặc điểm này phù hợp với xu hướng biến đổi giá trị biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng trên.
Chất |
Mg(NO3)2 |
Ca(NO3)2 |
Sr(NO3)2 |
Ba(NO3)2 |
255,36 |
369,64 |
452,58 |
510,32 |
|
Nhiệt độ phân hủy (oC) |
> 300 |
> 560 |
> 570 |
620 – 670 |
(c) Nhận biết sự có mặt của các ion riêng biệt Ca2+, Ba2+, SO42-, CO32-
Ion |
Thuốc thử |
Hiện tượng |
Ca2+ |
Dung dịch CO32- |
Kết tủa trắng, tan trong dung dịch acid |
Ba2+ |
Dung dịch SO42- |
Kết tủa trắng, không tan trong dung dịch acid |
SO42- |
Dung dịch Ba2+ |
Kết tủa trắng, không tan trong dung dịch acid |
CO32- |
Dung dịch H+ |
Khí không màu, không mùi |
- Ứng dụng
Nguyên, vật liệu |
Ứng dụng |
Đá vôi |
Sản xuất vôi sống, xi măng, vật liệu xây dựng, … |
Vôi sống |
Khử chua, sát trùng, tẩy uế, hút ẩm trong công nghiệp, … |
Vôi, nước vôi |
Khử chua, làm mềm nước cứng, … |
Thạch cao sống: CaSO4.2H2O nung: CaSO4.H2O/ CaSO4.0,5H2O khan: CaSO4 |
Vật liệu xây dựng, phấn viết bảng, đúc tượng, bó bột khi gãy xương … |
Apatite Ca3(PO4)2.CaF2 |
Sản xuất phân lân (superphosphate, nung chảy, …), … |
– Một số hợp chất của calcium còn có vai trò quan trọng đối với cơ thể con người như:
+ Ca3(PO4)2, Ca5(PO4)3OH tham gia cấu tạo xương và răng.
+ ion Ca2+ trong cơ thể có chức năng truyền dẫn tín hiệu thần kinh đến tế bào, chức năng co giãn của cơ bắp (bao gồm cả cơ tim).
III. Nước cứng
- Khái niệm, phân loại
(a) Khái niệm
– Nước chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+ được gọi là nước cứng.
– Nước chứa ít hoặc không chứa các ion Ca2+ và Mg2+ được gọi là nước mềm.
(b) Phân loại
Nước có tính cứng tạm thời |
Nước có tính cứng vĩnh cửu |
Nước có tính cứng toàn phần |
Ca2+, Mg2+, HCO3– |
Ca2+, Mg2+, SO42-, Cl– |
Ca2+, Mg2+, HCO3–, SO42-, Cl– |
– Nước trong tự nhiên thường có tính cứng toàn phần.
- Tác hại của nước cứng
– Đóng cặn nồi hơi đun nước gây tốn nhiên liệu và không an toàn.
– Đóng cặn đường ống dẫn nước làm giảm lưu lượng nước hoặc tắc đường ống.
– Giặt quần áo bằng nước cứng xà phòng tạo ít bọt, tốn xà phòng và tạo muối ít tan bám vào quần áo, làm quần áo mau hỏng.
– Nấu ăn bằng nước cứng làm thực phẩm lâu chín, giảm mùi vị.
- Làm mềm nước cứng
Phương pháp kết tủa |
Phương pháp trao đổi ion |
– Nguyên tắc: Chuyển ion Ca2+ và Mg2+ thành dạng kết tủa, thường là CaCO3, MgCO3, Ca3(PO4)2, Mg3(PO4)2. – Đối với nước có tính cứng tạm thời: Đun nóng, dùng Ca(OH)2 vừa đủ hoặc dùng dung dịch chứa CO32- hoặc PO43-. – Đối với nước có tính cứng vĩnh cửu: Dùng ion CO32- hoặc PO43-. |
– Vật liệu trao đổi ion là vật liệu có khả năng trao đổi một số ion trong thành phần cấu tạo của chúng với các ion có trong dung dịch. – Các vật liệu trao đổi ion thường dùng là vật liệu zeolite hoặc nhựa cationite. Khi nước cứng đi qua vật liệu trao đổi ion thì ion Ca2+ và Mg2+ bị giữ lại, ion Na+ hoặc H+ đi vào dung dịch.
|
Dạng 1: Bài toán về độ tan
LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 1. Độ tan (kí hiệu S) của một chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ xác định. (S: độ tan (g); mct: khối lượng chất tan (g)) – Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan. 2. Nồng độ phần trăm (C%) là số gam chất tan trong 100 gam dung dịch (mdd = mct + mH2O) Dung dịch bão hòa |