Giỏ hàng hiện tại chưa có sản phẩm nào!
CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT VẬT LÍ CỦA KIM LOẠI
- Đặc điểm cấu tạo và liên kết kim loại
- Đặc điểm cấu tạo của nguyên tử kim loại
– Nguyên tử kim loại thường có ít electron (1, 2, 3 e) ở lớp ngoài cùng.
– Bán kính nguyên tử kim loại thường lớn hơn và độ âm điện nhỏ hơn so với nguyên tố phi kim.
Các electron hóa trị ở lớp vỏ ngoài cùng của nguyên tử kim loại chịu lực hút yếu của hạt nhân.
- Cấu tạo tinh thể kim loại
– Ở nhiệt độ thường, trừ thủy ngân ở thể lỏng, các kim loại khác ở thể rắn và có cấu tạo mạng tinh thể kim loại.
– Trong tinh thể kim loại, các ion dương kim loại nằm ở các nút mạng tinh thể và các electron hóa trị chuyển động tự do xung quanh.
- Liên kết kim loại
– Liên kết kim loại là liên kết được hình thành từ lực hút tĩnh điện giữa các ion dương kim loại và các electron hóa trị tự do trong tinh thể kim loại.
|
- Tính chất vật lí và ứng dụng
- Tính chất vật lí chung của kim loại và ứng dụng
– Tính chất chung: Tính dẻo, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim do các electron tự do gây ra.
Tính dẻo |
– Kim loại có tính dẻo nên dễ rèn, dễ dát mỏng và dễ kéo thành sợi. – Kim loại có tính dẻo là do liên kết các lớp mạng trong tinh thể với nhau và chúng có thể trượt lên nhau khi chịu tác dụng của một lực cơ học nhưng không tách rời nhau. – Những kim loại có tính dẻo cao là Au, Ag, Al, Cu, … |
Tính dẫn điện |
– Khi đặt một hiệu điện thế vào thanh kim loại thì các electron tự do trong mạng tinh thể sẽ di chuyển từ cực âm về cực dương tạo thành dòng điện. – Kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag, sau đó đến Cu, Au, Al, Fe, … – Cu thường được dùng làm dây dẫn điện trong gia đình và sản xuất, Al thường được dùng làm dây dẫn điện cao thế do nhẹ hơn và rẻ hơn Cu. |
Tính dẫn nhiệt |
– Khi đốt nóng một đầu của thanh kim loại thì động năng của các e vùng đó tăng lên, các e này truyền động năng của chúng cho ion dương ở các nút mạng và các e khác trong toàn thanh kim loại thông qua va chạm làm cho nhiệt được lan truyền trong toàn bộ thanh kim loại. – Các kim loại dẫn điện tốt thường dẫn nhiệt tốt. Các kim loại dẫn nhiệt tốt được dùng làm dụng cụ đun nấu hoặc làm vật liệu tản nhiệt trong các thiết bị. |
Ánh kim |
– Các electron trong tinh thể kim loại phản xạ hầu hết những tia sáng nhìn thấy được do đó kim loại có vẻ sáng lấp lánh, gọi là ánh kim. – Các kim loại có ánh kim mạnh như vàng, bạc được dùng làm đồ trang sức hay các vật dụng trang trí. – Trong thực tế, khi nhìn vào nhiều kim loại không thấy ánh kim vì chúng thường được bao phủ bởi một lớp oxide. |
- Tính chất vật lí riêng của kim loại và ứng dụng
Khối lượng riêng |
– Kim loại có khối lượng riêng D < 5 g/cm3 là kim loại nhẹ, D 5 g/cm3 là kim loại nặng. – Kim loại nhẹ nhất là Li và nặng nhất là Os. – Kim loại nhẹ như Mg, Al được dùng để chế tạo hợp kim nhẹ; kim loại nặng như Fe, W (tungsten) được dùng để chế tạo hợp kim nặng. |
Nhiệt độ nóng chảy |
– Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là Hg (-39 oC, thể lỏng điều kiện thường) và cao nhất là W (3410 oC). – Các kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp như Pb, Cd dùng làm chất chảy trong cầu trì; kim loại W có nhiệt độ nóng chảy cao được dùng làm dây tóc bóng đèn. |
Tính cứng |
– Kim loại cứng nhất là Cr có thể cắt được kính và thường được mạ bên ngoài các sản phẩm để bảo vệ sản phẩm và hạn chế sự ăn mòn. – Các kim loại mềm nhất là kim loại kiềm như Na, K, Rb, Cs có thể cắt dễ dàng bằng dao. |
– Các nguyên tử dễ nhường e hóa trị Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử.
M → Mn+ + ne
- Tác dụng với phi kim
- Tác dụng với oxygen
♦ Thí nghiệm magnesium tác dụng với oxygen
– Tiến hành: Dùng kẹp sắt gắp dây Mg, đốt nóng trên ngọn lửa đèn cồn.
– Hiện tượng: Sợi Mg cháy sáng.
– Hầu hết các kim loại (trừ Au, Ag, Pt) đều tác dụng với oxygen → oxide tương ứng.
VD: 2Mg + O2 2MgO 4Al + 3O2 2Al2O3
- Tác dụng với chlorine
♦ Thí nghiệm sắt tác dụng với chlorine
– Tiến hành: Lấy sợi dây sắt cuốn thành hình lò xo sau đó dùng kẹp sắt kẹp chặt, nung nóng sợi dây sắt trên ngọn lửa đèn cồn rồi đưa nhanh vào bình chứa khí chlorine.
– Hiện tượng: Sợi dây sắt cháy sáng tạo thành khói mầu nâu.
– Hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt) đều tác dụng với chlorine khi đun nóng → muối chlorine.
VD: 2Fe + 3Cl2 2FeCl3 Cu + Cl2 CuCl2
- Tác dụng với lưu huỳnh (sulfur)
♦ Thí nghiệm nhôm tác dụng với lưu huỳnh
– Trộn đều bột nhôm và lưu huỳnh theo tỉ lệ khối lượng 1 : 2, sau đó lấy một thìa thủy tinh hỗn hợp cho vào ống nghiệm khô chịu nhiệt, hơ nóng đều ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn sau đó đun tập trung vào phần ống nghiệm có chứa hỗn hợp.
– Hiện tượng: Hỗn hợp cháy sáng tạo thành chất bột màu trắng.
– Nhiều kim loại có thể khử được lưu huỳnh khi đun nóng (trừ Hg ở nhiệt độ thường).
VD: Fe + S FeS 2Al + 3S Al2S3 Hg + S → HgS
- Tác dụng với nước
– Trong nước nguyên chất (pH = 7): 2H2O + 2e H2 + 2OH–
– Các kim loại có thế điện cực chuẩn < -0,414 V có khả năng phản ứng với H2O giải phóng H2.
♦ Các kim loại Na, K, Ca, Ba, … tác dụng mạnh với nước ở điều kiện thường → hydroxide + H2↑
2Na + 2H2 → 2NaOH + H2↑ Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2↑
♦ Các kim loại Mg, Zn, Fe, … tác dụng với hơi nước ở nhiệt độ cao → oxide + H2↑
Mg + H2O(hơi) MgO + H2↑ Fe + H2O(hơi) FeO + H2↑ (< 570 oC tạo Fe3O4)
♦ Các kim loại Ni, Sn, Pb, Cu, Ag, Au, … không tác dụng với nước do > – 414 V.
III. Tác dụng với dung dịch acid
- Tác dụng với dung dịch HCl, H2SO4 loãng
♦ Thí nghiệm kim loại tác dụng với dung dịch acid H2SO4 loãng
– Cho vài hạt kẽm (zinc) vào ống nghiệm (1), vài mẩu đồng (copper) vào ống nghiệm thứ hai sau đó thêm tiếp khoảng 2 mL dung dịch H2SO4 10% vào từng ống nghiệm
– Hiện tượng: Ống nghiệm (1) hạt kẽm tan dần có hiện tượng sủi bọt khí, ống nghiệm (2) không có hiện tượng gì.
– Ở điều kiện chuẩn, các kim loại có < 0 có thể tác dụng được với dung dịch HCl, H2SO4 loãng tạo thành H2.
TQ: Kim loại + HCl, H2SO4 loãng → Muối + H2↑
( < 0, trước H) (hóa trị thấp)
VD: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑ Zn + H2SO4 loãng → ZnSO4 + H2 ↑
Ag + HCl → Không phản ứng Cu + H2SO4 loãng → Không phản ứng
- Tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc
♦ Thí nghiệm kim loại tác dụng với dung dịch acid H2SO4 đặc
– Cho một mẩu đồng vào ống nghiệm, sau đó thêm tiếp khoảng 2 mL H2SO4 98%, dùng bông tẩm NaOH đậy trên ống nghiệm rồi đun nóng nhẹ ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn.
– Hiện tượng: Mẩu đồng tan ra và có sủi bọt khí.
– Hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt) phản ứng được với dung dịch H2SO4 đặc.
TQ: Kim loại + H2SO4 đặc Muối + sản phẩm khử (SO2, S, H2S) + H2O
(trừ Au, Pt) (hóa trị cao)
Chú ý: Al, Fe, Cr thụ động, không phản ứng với H2SO4 đặc, nguội.
- Tác dụng với dung dịch muối
♦ Thí nghiệm kim loại tác dụng với dung dịch muối
– Cho đinh sắt vào cốc, sau đó thêm tiếp 2 – 3 mL dung dịch CuSO4 1M, sau 5 phút dùng kẹp lấy định sắt ra khỏi dung dịch.
– Hiện tượng: Có lớp chất rắn màu đỏ bám bên ngoài đinh sắt.
– Các kim loại hoạt động mạnh hơn có thể đẩy kim loại hoạt động yếu hơn ra khỏi dung dịch muối của nó. Phản ứng tuân thep quy tắc alpha.
VD: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu Fe + ZnSO4 → Không phản ứng
PHƯƠNG PHÁP TÁCH KIM LOẠI
- Trạng thái tự nhiên của kim loại
– Trong tự nhiên, hầu hết các kim loại tồn tại ở dạng hợp chất (oxide, muối, …) trong quặng, chỉ một số kim loại hoạt động hóa học yếu như Au, Ag, Pt, … được tìm thấy ở dạng đơn chất.
– Một số loại quặng thông dụng:
Kim loại |
Quặng |
Thành phần chính |
Al |
Bauxite |
Al2O3.2H2O |
Zn |
Zinc blende |
ZnS |
Fe |
Hematite |
Fe2O3 |
Pyrite |
FeS2 |
|
Cu |
Chalcopyrite |
CuFeS2 |
Vàng |
Quặng bauxite |
Quặng hematite |
- Phương pháp tách kim loại
- Nguyên tắc
– Khử ion kim loại thành nguyên tử: Mn+ + ne → M
- Tách kim loại hoạt động hóa học mạnh – Điện phân nóng chảy
– Các kim loại hoạt động hóa học mạnh như K, Na, Ca, Mg, Al, … được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy oxide, muối chloride của chúng.
Điện phân nóng chảy Al2O3 |
Điện phân nóng chảy MgCl2 |
Cathode (-): Al3+ + 3e → Al Anode (+): 2O2- → O2 + 4e PTHH: 2Al2O3 4Al + 3O2 |
Cathode (-): Mg2+ + 2e → Mg Anode (+): 2Cl– → Cl2 + 2e PTHH: MgCl2 Mg + Cl2 |
- Tách kim loại hoạt động trung bình, yếu
Nhiệt luyện |
Thủy luyện |
Điện phân dung dịch |
– Dùng C, CO, H2, … khử oxide kim loại ở nhiệt độ cao. – Thường dùng tách các kim loại trung bình và yếu Zn, Fe, Sn, Pb, Cu, … C + ZnO Zn + CO 3CO + Fe2O3 2Fe + 3CO2 |
– Dùng kim loại mạnh hơn đẩy kim loại yếu hơn ra khỏi muối. – Thường dùng tách các kim loại yếu như Cu, Ag, Au, … Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu |
– Cho dòng điện một chiều qua dung dịch muối. – Thường dùng tách các kim loại trung bình và yếu Zn, Fe, Sn, Pb, Cu, … CuSO4 + H2O Cu + ½ O2 + H2SO4 |
III. Nhu cầu và thực tiễn tái chế kim loại
- Nhu cầu tái chế kim loại
– Hiện nay, trữ lượng kim loại ngày càng cạn kiệt, trong khi nhu cầu sử dụng kim loại ngày càng tăng và lượng phế thải kim loại tạo ra ngày càng nhiều Việc tái chế kim loại là hết sức cần thiết, vừa đảm bảo nguồn cung, vừa tăng giá trị kim tế, bảo vệ môi trường và thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.
- Thực tiễn tái chế kim loại
– Quy trình tái chế các kim loại phổ biến (sắt, nhôm, đồng) thường trải qua các giai đoạn:
– Nhôm tái chế được sử dụng trong các lĩnh vực xây dựng, sản xuất ô tô, xe máy, xe đạp, thiết bị điện tử, …
– Đồng tái chế được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như vật liệu xây dựng, phương tiện giao thông, dụng cụ nấu ăn, nhạc cụ, dây dẫn điện, …
– Sắt tái chế được sử dụng sản xuất thép dùng trong lĩnh vực xây dựng, sản xuất ô tô, …
HỢP KIM VÀ SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI
- Hợp kim
- Khái niệm hợp kim và ứng dụng
(a) Khái niệm
– Hợp kim là vật liệu kim loại chứa một kim loại cơ bản và một số kim loại khác hoặc phi kim.
VD: Thép, gang là hợp kim của Fe với C và một số nguyên tố khác.
Duralumin là hợp kim của Al với Cu, Mn, Mg, Si.
(b) Ứng dụng
– Do có những tính chất vật lí vượt trội so với kim loại nên hợp kim ngày càng được sử dụng phổ biến trong đời sống và sản xuất.
VD: Hợp kim nhẹ, bền, chịu nhiệt được sử dụng trong chế tạo máy bay, ô tô, …
Hợp kim có tính bền hóa học và cơ học cao được sử dụng trong công nghiệp hóa chất.
Hợp kim không gỉ, không độc hại được dùng làm dụng cụ y tế, đồ gia dụng, …
- Tính chất của hợp kim
– Tính chất hóa học của các hợp kim thường tương tự tính chất hóa học của các đơn chất tạo thành hợp kim.
– Tính chất vật lí và tính chất cơ học của hợp kim thường khác nhiều so với tính chất của các đơn chất tạo thành hợp kim.
VD: Hợp kim Au – Cu cứng hơn Au, hợp kim Fe – C có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ nóng chảy của Fe, …
- Một số hợp kim quan trọng của sắt và nhôm
(a) Hợp kim của sắt
Gang |
Thép |
– Gang là hợp kim của sắt chứa Fe, C (2 – 5%) và lượng nhỏ Mn, Si, P, S, … – Gang cứng và giòn hơn Fe. – Gang được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất thép, chế tạo dụng cụ đun nấu, các chi tiết máy, …
|
– Thép là hợp kim của sắt chứa Fe, C (< 2%) và lượng nhỏ Cr, Mn, Si, … + Thép carbon (Fe – C) có độ cứng và độ dẻo phù hợp để làm vật liệu trong ngành xây dựng, giao thông và cơ khí, … + Thép manganese (Fe, C, Mn) có độ cứng cao và khó bị mài mòn dùng làm đường ray xe lửa, máy nghiền đá, … + Thép không gỉ (Fe, C, Cr, Ni) được dùng làm dụng cụ phẫu thuật, chế tạo dao, kéo, …
|
(b) Hợp kim của nhôm
– Hợp kim quan trọng của nhôm được sử dụng phổ biến là dural (duralumin) gồm Al, Cu và một số nguyên tố khác như Mg, Mn, Fe, Si, …
– Duralumin nhẹ, cứng và bền nên được sử dụng làm vật liệu chế tạo máy bay, ô tô, tên lửa, tàu vũ trụ, …
- Sự ăn mòn kim loại
- Ăn mòn kim loại
(a) Khái niệm
– Ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim dưới tác dụng của các chất trong môi trường, trong đó kim loại bị oxi hóa.
Vỏ tàu biển bị ăn mòn |
Chi tiết máy bị ăn mòn |
Khung thép bị ăn mòn |
(b) Các dạng ăn mòn kim loại trong tự nhiên
|
Ăn mòn hóa học |
Ăn mòn điện hóa |
Đặc điểm |
– Các electron của kim loại được chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường. – Ăn mòn xảy ra chậm. |
– Các electron chuyển dời từ cực âm sang cực dương trong dung dịch chất điện li. – Ăn mòn xảy ra nhanh. |
Điều kiện |
Kim loại tiếp xúc trực tiếp với chất oxi hóa. |
– Thỏa mãn cả 3 điều kiện: (1) 2 cặp điện cực khác nhau. (2) Các cặp điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau qua dây dẫn. (3) Các điện cực cùng tiếp xúc với một dung dịch chất điện li. |
♦ Thí nghiệm ăn mòn điện hóa
– Nhúng thanh sắt và thanh đồng vào cốc đựng dung dịch H2SO4 loãng, sau đó nối thanh sắt với thanh đồng bằng dây dẫn và cho đi qua một vôn kế.
– Hiện tượng: + Khi chưa nối dây dẫn, phần thanh sắt trong dung dịch bị hòa tan và bọt khí H2 thoát ra ở bề mặt thanh sắt.
+ Khi nối dây dẫn, kim vôn kế bị lệch, bọt khí H2 thoát ra cả ở thanh sắt và thanh đồng, phần thanh sắt trong dung dịch bị ăn mòn nhanh.
– Giải thích: + Khi chưa nối dây dẫn thì H2 thoát ra ở bề mặt thanh sắt do sắt bị ăn mòn hóa học theo phản ứng: Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2↑
+ Khi nối dây dẫn, một pin điện hóa được hình thành với sắt là cực âm bị ăn mòn điện hóa (Fe → Fe2+ + 2e), đồng là cực dương xảy ra sự khử H+ (2H+ + 2e → H2)
- Chống ăn mòn kim loại
Phương pháp điện hóa |
Phương pháp bảo vệ bề mặt |
– Dùng kim loại mạnh hơn ghép với kim loại hoặc hợp kim cần bảo vệ Kim loại mạnh hơn bị ăn mòn điện hóa. VD: Để bảo vệ vỏ tàu biển bằng thép, người ta gắn các tấm kẽm lên vỏ tàu (phần chìm dưới nước). |
– Ngăn không cho kim loại tiếp xúc trực tiếp với môi trường bằng cách: + Phủ lên kim loại cần bảo vệ các kim loại không gỉ như Au, Sn, Zn. VD: Mạ vàng lên đồng hồ, tráng thiếc lên thép (sắt tây), tráng kẽm lên là thép (tôn), … + Phù lên kim loại cần bảo vệ các hợp chất vô cơ hoặc hữu cơ như sơn, dầu, mỡ, … |
Dạng 1: Bài toán CO, H2 khử oxide kim loại
LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI
v Nếu cả CO và H2 cùng khử oxide kim loại thì |
Dạng 2: Bài toán sản xuất nhôm
LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI ♦ Phản ứng điều chế nhôm: 2Al2O3 4Al + 3O2 ♦ Phản ứng nhiệt nhôm: 2Al + Fe2O3 2Fe + Al2O3 – Hỗn hợp tecmite (Al, Fe2O3) dùng để hàn gắn đường ray tàu hỏa. – Hiệu suất phản ứng: – Khi đề bài cho H% yêu cầu tính các đại lượng còn lại ⇒ Áp dụng phải nhân – trái chia (chất cần tính ở bên phải ⇒ Nhân với H%; chất cần tính ở bên trái ⇒ Chia cho H%). |
Dạng 3: Bài toán luyện quặng
LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI ♦ Sơ đồ điều chế các chất – Điều chế SO2: S + O2 SO2; 4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2; ZnS + O2 ZnO + SO2 – Điều chế H2SO4: – Sản xuất gang: Quặng hematite: Fe2O3, quặng manhetite: Fe3O4, quặng pyrite: FeS2. ♦ Phương pháp – Đối với quá trình điều chế có 1 phản ứng: Viết phương trình, tính theo phương trình. – Đối với quá trình trải qua nhiều giai đoạn: Viết sơ đồ và dùng bảo toàn nguyên tố. – Công thức tính hiệu suất: – Khi đề bài cho H% và yêu cầu tính các đại lượng: Chú ý PHẢI NHÂN – TRÁI CHIA (Chất cần tính nằm ở bên phải mũi tên thì nhân với H%, chất cần tính nằm ở bên trái mũi tên thì chia cho H%) |