Giỏ hàng hiện tại chưa có sản phẩm nào!
DẪN XUẤT HALOGEN
- Khái niệm, đồng phân, danh pháp
- Khái niệm
– Khi thay thế nguyên tử hydrogen trong phân tử hydrocarbon bằng nguyên tử halogen ta thu được dẫn xuất halogen của hydrocarbon (gọi tắt là dẫn xuất halogen).
– Công thức tổng quát: RXn (R: gốc hydrocarbon; X: F, Cl, Br, I; n: số nguyên tử halogen)
- Đồng phân
– Đồng phân cấu tạo của dẫn xuất halogen gồm đồng phân mạch carbon, đồng phân vị trí liên kết bội, đồng phân vị trí nguyên tử halogen.
– Bậc của dẫn xuất halogen là bậc của nguyên tử carbon liên kết trực tiếp với nguyên tử halogen.
- Danh pháp
(a) Tên thay thế = Vị trí halogen – tên halogeno + tên hydrocarbon mạch chính
– Đánh STT gần liên kết bội > gần nhóm thế sao cho tổng số chỉ vị trí nhánh nhỏ nhất.
– Halogeno: fluoro, chloro, bromo, iodo
(b) Tên gốc – chức = Tên gốc hydrocarbon + halide
CH2=CH-: vinyl; CH2=CH-CH2-: allyl; C6H5-: phenyl; C6H5CH2-: benzyl.
(c) Tên thông thường: chloroform (CHCl3), bromoform (CHBr3), iodoform (CHI3), carbon tetrachloride (CCl4).
- Đặc điểm cấu tạo
– Dẫn xuất halogen chứa liên kết C – X phân cực về phía nguyên tử halogen ( ) liên kết C – X dễ bị phân cắt trong các phản ứng hóa học.
III. Tính chất vật lí
– Ở nhiệt độ thường, một số dẫn xuất halogen có phân tử khối nhỏ như CH3F, CH3Cl, CH3Br, C2H5Cl, C3H7F ở trạng thái khí; các dẫn xuất lớn hơn ở trạng thái lỏng hoặc rắn.
– Các dẫn xuất halogen hầu như không tan trong nước, tan tốt trong các dung môi hữu cơ.
– Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao hơn so với hydrocarbon có phân tử khối tương đương do dẫn xuất halogen phân cực.
– Với các dẫn xuất của các halogen khác nhau cùng số C thì nhiệt độ sôi tăng dần từ dẫn xuất của F → Cl → Br → I do phân tử khối tăng dần, tương tác van der walls tăng dần.
- Tính chất hóa học
- Phản ứng thế nguyên tử halogen bằng nhóm -OH (PƯ thủy phân dẫn xuất halogen)
– Các dẫn xuất halogen mà nguyên tử halogen gắn vào nguyên tử C no có phản ứng thế nhóm -OH trong dung dịch kiềm khi đun nóng tạo alcohol.
TQ: RX + NaOH ROH + NaX (X: Cl, Br, I)
alcohol
- Phản ứng tách hydrogen halide (HX)
– Các dẫn xuất monohalogen của alkane bị tách HX khi đun nóng với KOH/C2H5OH tạo alkene.
TQ: CnH2n+1X CnH2n + HX
– Qui tắc zaitsev (Zai – xép): Khi tách HX từ dẫn xuất halogen, X ưu tiên tách với H của C bên cạnh có bậc cao hơn.
Ứng dụng
ALCOHOL
- Khái niệm, phân loại, danh pháp
- Khái niệm
– Alcohol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử chứa nhóm hydroxyl (-OH) liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon no.
– Điều kiện tồn tại của alcohol: Nhóm -OH phải gắn vào nguyên tử Cno, mỗi C gắn tối đa 1 -OH.
– CT tổng quát: R(OH)a hoặc CnH2n+2-2kOa (a là số nhóm OH, n là số nguyên tử cacbon, n ≥ a ≥ 1)
- Phân loại
(a) Alcohol no, đơn chức, mạch hở (k = 0, a = 1): CnH2n+1OH (n ≥ 1)
(b) Alcohol đa chức (polyalcohol): C2H4(OH)2, C3H5(OH)3, …
– Bậc alcohol là bậc của nguyên tử carbon liên kết với nhóm -OH.
- Danh pháp
(a) Tên thay thế
♦ Tên alcohol đơn chức = Tên hydrocarbon (bỏ e ở cuối) + vị trí -OH + ol
♦ Tên alcohol đa chức = Tên hydrocarbon + vị trí -OH + từ chỉ số lượng-OH (di, tri, …) + ol
(b) Tên thông thường: Tên thông thường alcohol = tên gốc hydrocarbon + alcohol
MỘT SỐ ANCOL THƯỜNG GẶP
CTPT |
Đồng phân ancol |
Tên thông thường |
Tên thay thế |
Bậc ancol |
CH4O |
CH3OH |
methyl alcohol |
methanol |
I |
C2H6O |
CH3–CH2OH |
ethyl alcohol |
ethanol |
I |
C3H8O |
CH3–CH2–CH2OH |
propyl alcohol |
propan – 1 – ol |
I |
CH3–CH(OH) – CH3 |
isopropyl alcohol |
propan – 2 – ol |
II |
|
C3H5OH |
CH2=CH – CH2OH |
allyl alcohol |
propenol |
I |
C7H8O |
C6H5 – CH2OH |
benzyl alcohol |
phenylmethanol |
I |
C2H6O2 |
C2H4(OH)2 |
ethylen glycol |
ethane – 1,2 – diol |
I, I |
C3H8O3 |
C3H5(OH)3 |
glycerol |
propane – 1,2,3 – triol |
I, II, I |
- Đặc điểm cấu tạo
Mô hình phân tử methanol |
Mô hình phân tử ethanol |
– Trong phân tử alcohol, liên kết O – H và C – O đều phân cực về phía O nên trong các phản ứng hóa học alcohol thường bị phân cắt ở liên kết O – H và C – O.
III. Tính chất vật lí
– Ở điều kiện thường, các alcohol no, đơn chức từ C1 đến C12 ở trạng thái lỏng, từ C13 trở lên ở trạng thái rắn. Các polyalcohol như C2H4(OH)2, C3H5(OH)3 là chất lỏng sánh, nặng hơn nước và có vị ngọt.
– Giữa các alcohol có liên kết hydrogen liên phân tử làm tăng nhiệt độ sôi nên alcohol có nhiệt độ sôi cao hơn so với hydrocarbon, dẫn xuất halogen có phân tử khối tương đương.
– Các alcohol từ C1 đến C3 tan vô hạn trong nước do tạo liên kết hydrogen với nước, khi số C tăng thì độ tan giảm do phần gốc hydrocarbon là phần kị nước tăng.
– Độ cồn (độ alcohol) là số mL ethanol nguyên chất có trong 100 mL dung dịch ethanol và H2O:
- Tính chất hóa học
- Phản ứng thế H của nhóm OH
– Alcohol có phản ứng với Na, K giải phóng khí H2.
TQ: R(OH)a+ aNa → R(ONa)a+ H2↑
- Phản ứng tạo ether
TQ: ROH + R’OH R-O-R’ + H2O
Chú ý: Cho n alcohol đơn chức tách nước sẽ tạo tối đa ether.
- Phản ứng tách nước tạo alkene
TQ: CnH2n+1OH CnH2n+ H2O
– Phản ứng tách nước của alcohol cũng tuân theo qui tắc tách Zaitsev: OH tách ưu tiên với H của C bên cạnh có bậc cao hơn.
- Phản ứng oxi hóa
(a) Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn
– Các alcohol bị oxi hóa không hoàn toàn bởi CuO khi đun nóng.
+ Alcohol bậc I bị oxi hóa thành aldehyde: R–CH2OH + CuO R–CHO + Cu + H2O
+ Alcohol bậc II bị oxi hóa thành ketone: R – CH(OH) – R’ + CuO R– CO – R’ + Cu + H2O
+ Alcohol bậc III không bị oxi hóa bởi CuO, to.
(b) Phản ứng oxi hóa hoàn toàn (PƯ cháy)
– Đối với alcohol no, đơn chức, mạch hở: CnH2n+2O + O2 nCO2 + (n+1)H2O
- Phản ứng riêng của polyalcohol
– Các alcohol đa chức có ít nhất 2 nhóm OH cạnh nhau có khả năng hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo phức chất màu xanh lam thẫm.
2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → [C3H5(OH)2O]2Cu + 2H2O
glycerol (kết tủa xanh lam) (phức tan, xanh lam thẫm)
– Phản ứng này dùng để nhận biết alcohol đa chức có ít nhất 2OH cạnh nhau.
- Ứng dụng và điều chế
- Ứng dụng
– Ethanol được sử dụng làm dung môi, nhiên liệu (xăng E5), chất khử trùng, sản xuất đồ uống có cồn và làm nguyên liệu tổng hợp chất hữu cơ.
– Methanol được sử dụng làm dung môi, glycerol được sử dụng làm chất giữ ẩm, chống lão hóa.
– Làm dụng đồ uống có cồn sẽ gây hại cho sức khỏe, gây tai nạn khi tham gia giao thông, …
- Điều chế
(a) Điều chế ethanol
♦ Hydrate hóa ethylene: C2H4 + H2O C2H5OH
♦ Phương pháp sinh hóa:
tinh bột glucose ethanol
(b) Điều chế glycerol
PHENOL
- Khái niệm
– Phenol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm -OH liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon của vòng benzene.
– Hợp chất phenol đơn giản nhất có công thức C6H5OH cũng có tên gọi riêng là phenol.
– Nếu OH gắn vào mạch nhánh của vòng thơm thì hợp chất đó là alcohol thơm không phải phenol.
- Đặc điểm cấu tạo
Mô hình phân tử phenol |
III. Tính chất vật lí
– Phenol là chất rắn, không màu, dễ chảy rữa, để lâu chuyển dần sang màu hồng do bị oxi hóa.
– Giữa các phân tử phenol có liên kết hydrogen nên nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao hơn so với các hydrocarbon thơm có khối lượng phân tử tương đương.
– Phenol tan ít trong nước lạnh, tan vô hạn trong nước nóng ( 66oC), phenol độc và gây bỏng khi tiếp xúc với da.
- Tính chất hóa học
- Phản ứng thế nguyên tử H của nhóm -OH (tính acid)
– Do vòng benzene hút e làm tăng độ phân cực của O – H, trong nước phenol phân li ra H+:
C6H5OH C6H5O– + H+
ion phenolate
Phenol thể hiện tính acid yếu.
(a) Phenol không làm đổi màu quỳ tím.
(b) Phản ứng với Na: 2C6H5OH + 2Na → 2C6H5ONa + H2↑
(c) Phản ứng với dung dịch NaOH: C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O
(d) Phản ứng với dung dịch Na2CO3: C6H5OH + Na2CO3 C6H5ONa + NaHCO3
– Tính acid: H2CO3 > C6H5OH > HCO3–
- Phản ứng thế ở vòng thơm
– Phenol có thể tham gia phản ứng thế H của vòng benzene. Do nhóm -OH đẩy e vào vòng benzene nên phản ứng xảy ra dễ hơn benzene và ưu tiên vào vị trí 2, 4, 6 (ortho và para).
(a) Phản ứng thế bromine (bromine hóa)
(2, 4, 6 – tribromophenol)
– Phản ứng làm mất màu dung dịch bromine và xuất hiện kết tủa trắng dùng để nhận biết phenol
(b) Phản ứng thế nitro (nitro hóa)
- Ứng dụng và điều chế
- Ứng dụng
- Điều chế
– Trong công nghiệp, phenol được tách từ nhựa than đá hoặc tổng hợp từ cumene.
Dạng 1: Bài toán điều chế ethanol
LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI – Phương pháp sinh hóa: tinh bột glucose ethanol PTHH: (1) (C6H10O5)n + nH2O nC6H2O6 (2) C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2 – Độ cồn (độ rượu) = ; – Nếu đề bài cho H%, yêu cầu tính m, V, … Dùng phải nhân – trái chia (H%) |
Dạng 2: Bài toán điều chế phenol và dẫn xuất
LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI – Tác dụng với Na, NaOH: C6H5OH + Na → C6H5ONa + H2↑ C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O – Tác dụng với bromine: C6H5OH + 3Br2 dư → C6H2Br3OH↓ + 3HBr (M = 331 đvC) – Tác dụng với HNO3/H2SO4 đặc: C6H5OH + 3HNO3 C6H2(NO2)3OH + 3H2O (M = 229) – Điều chế phenol: C6H4(CH3)2 C6H5OH + CH3 – CO – CH3 cumene phenol acetone – Hiệu suất phản ứng: – Nếu đề bài cho H%, yêu cầu tính m, V, … Dùng phải nhân – trái chia (H%)
|