CẨM NANG ÔN THI TỐT NGHIỆP
Nội dung bài học

NITROGEN

Kí hiệu nguyên tố: N; số hiệu nguyên tử: Z = 7; độ âm điện: 3,04; công thức phân tử: N2

  1. Trạng thái tự nhiên

– Trong tự nhiên, nitrogen tồn tại cả ở dạng đơn chất và hợp chất:

+ Dạng đơn chất, nitrogen (N2) có trong khí quyển của Trái Đất

chiếm khoảng 78% thể tích không khí.

+ Dạng hợp chất, nguyên tố nitrogen tập trung ở một số mỏ khoáng

dưới dạng sodium nitrate (thường gọi là diêm tiêu Chile). Nguyên tố

nitrogen còn có trong tất cả cơ thể người và động vật, là thành phần

cấu tạo nên nucleic acid, protein, …

  1. Vị trí, cấu tạo và tính chất vật lí
  2. Vị trí, cấu tạo

– N (Z = 7): 1s22s22p3: Ô số 7, chu kì 2, nhóm VA.

– Số oxi hóa thường gặp của nitrogen:

– Phân tử: N2: N ≡ N chứa 1 liên kết ba năng lượng liên kết lớn và là phân tử không phân cực.

  1. Tính chất vật lí

– Ở điều kiện thường, nitrogen là chất khí không màu,

không mùi, không vị, tan rất ít trong nước, hóa lỏng

ở -196oC.

–  khí N2 nhẹ hơn không khí.

– Khí nitrogen không duy trì sự cháy và sự hô hấp.

                                                                                                Thí nghiệm chứng minh nitrogen

                                                                                                         không duy trì sự cháy

III. Tính chất hóa học

– Phân tử N2 chứa liên kết ba N ≡ N có năng lượng liên kết lớn nên rất khó bị phá vỡ Ở điều kiện thường N2 khá trơ về mặt hóa học.

– Ở nhiệt độ cao, nitrogen trở nên hoạt động hơn và có khả năng phản ứng với hydrogen (thể hiện tính oxi hóa), oxygen (thể hiện tính khử).

  1. Tác dụng với hydrogen (tính oxi hóa)

– Ở nhiệt độ cao, áp suất cao và có xúc tác (Fe) khí nitrogen có phản ứng với khí hydrogen tạo thành khí ammonia (NH3): N2(g) + 3H2(g) 2NH3(g)      = – 92 kJ

– Quá trình tổng hợp ammonia trên thường được gọi là quá trình Haber – Bosch (Ha-bơ Bớt).

– Phản ứng tổng hợp amonia là quá trình trung gian quan trọng để sản xuất nitric acid, thuốc nổ, đạm nitrate, urea, …

  1. Tác dụng với oxygen (tính khử)

– Ở nhiệt độ cao trên 3000 oC hoặc có tia lửa điện, nitrogen kết hợp với oxygen tạo thành nitrogen monoxide (NO): N2(g) + O2(g) 2NO(g)       = 180kJ

– Trong tự nhiên, phản ứng trên xảy ra trong những cơn mưa dông kèm

theo sấm sét, khởi đầu cho quá trình chuyển hóa từ nitrogen thành

nitric acid (HNO3), sau đó HNO3 tan trong nước phân li ra ion nitrate

(NO3) là một dạng phân đạm cần thiết cho cây trồng.

– Sơ đồ:

                            (2) NO(g) + O2 (g) → NO2(g)  (pư xảy ra ngay điều kiện thường tạo khí nâu đỏ)

                       (3) 4NO2(g) + O2(g) + 2H2O(l) → 4HNO3(aq)

  1. Ứng dụng

Tổng hợp ammonia (NH3)

Tạo môi trường trơ

Tác nhân làm lạnh

– Phần lớn nitrogen được dùng để tổng hợp NH3 từ đó sản xuất phân đạm, nitric acid, …

 

– Ở điều kiện thường nitrogen trơ về mặt hóa học nên thường được dùng để bảo quản thực phẩm, …

– Nitrogen lỏng ở nhiệt độ thấp (-196oC) dùng để bảo quản máu và các mẫu vật sinh học khác.

Bình bảo quản mẫu vật bằng nitrogen lỏng

AMMONIA VÀ MUỐI AMMONIUM

  1. Ammonia
  2. Cấu tạo phân tử và tính chất vật lí

(a) Cấu tạo phân tử

– Phân tử NH3 có dạng chóp tam giác gồm 1 nguyên

tử N ở đỉnh liên kết với 3 nguyên tử H ở đáy.

– Trong NH3 nguyên tử N còn cặp electron chưa tham gia liên kết tích điện âm, liên kết N – H là các liên kết cộng hóa trị phân cực về phía N làm nguyên tử H tích điện dương  các phân tử NH3 có khả năng tạo liên kết hydrogen với nhau.

(b) Tính chất vật lí

Ở điều kiện thường, NH3 là chất khí không màu, nhẹ hơn không khí, mùi khai và xốc.

– Khí NH3 tan tốt trong nước do tạo được liên kết hydrogen với nước.

  1. Tính chất hóa học

(a) Tính base

♦ Tác dụng với nước → dung dịch ammonia

– Khi tan vào nước NH3 nhận H+ của nước thể hiện tính base tạo thành ion ammonium (NH4+):

NH3 + H2O NH4+ + OH

– Dung dịch NH3 có môi trường base yếu, làm quì tím chuyển xanh, phenolphtalein chuyển hồng.

♦ Tác dụng với acid → muối ammonium

– Ở trạng thái khí hoặc dung dịch ammonia có khả năng nhận H+ của acid tạo thành muối ammonium (NH4+): NH3 + H+ → NH4+

         NH3 + HCl → NH4Cl (nếu NH3 dạng khí, HCl đặc thì NH4Cl tạo thành dạng khói trắng)

         NH3 + HNO3 → NH4NO3

         2NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4

♦ Tác dụng với dung dịch muối → muối ammonium (NH4+) + hydroxide của kim loại

         MgCl2 + 2NH3 + H2O → Mg(OH)2↓ + 2NH4Cl

         Fe(NO3)3 + 3NH3 + H2O → Fe(OH)3↓ + 3NH4NO3

(b) Tính khử

– Trong phân tử NH3, N có số oxi hóa -3 là thấp nhất nên NH3 thể hiện tính khử khi tác dụng với chất oxi hóa như oxygen:

        4NH3 + 3O2  2N2 + 6H2O

        4NH3 + 5O2  4NO + 6H2O (*)

– Phản ứng (*) là giai đoạn trung gian trong quá trình điều chế nitric acid từ ammonia trong CN.

  1. Ứng dụng

Làm lạnh

Dung môi

Sản xuất HNO3

Sản xuất đạm Urea

       
  1. Tổng hợp ammonia

– Trong công nghiệp ammonia được tổng hợp theo

quá trình Haber (hay Haber – Bosch):

N2(g) + 3H2(g) 2NH3(g)    = – 92 kJ

– Để phản ứng đạt hiệu suất cao người ta thực hiện

phản ứng ở áp suất cao (200 bar), nhiệt độ vừa phải

(khoảng trên 400oC), xúc tác Fe.

                                                                                              Sơ đồ nguyên tắc quá trình Haber

  1. Muối ammonium
  2. Tính tan

– Muối ammonium (chứa NH4+): NH4Cl, NH4NO3, (NH4)2SO4, NH4H2PO4, …

– Hầu hết các muối ammonium đều tan trong nước và phân li hoàn toàn ra ion.

  1. Tính chất hóa học

(a) Tác dụng với dung dịch kiềm → NH3

– PT ion rút gọn: NH4+ + OH  NH3↑ + H2O

               NH4Cl + NaOH  NaCl + NH3↑ + H2O

               2NH4NO3 + Ca(OH)2  Ca(NO3)2 + 2NH3↑ + 2H2O

– Phản ứng tạo thành khí mùi khai (NH3)  dung dịch kiềm là thuốc thử nhận biết muối ammonium.

(b) Phản ứng nhiệt phân

– Với các muối gốc acid không có tính oxi hóa: NH4Cl, (NH4)2CO3, NH4HCO3, … → NH3↑ + …            NH4Cl  NH3 + HCl

                (NH4)2CO3  NH3 + CO2 + H2O

– Với các muối gốc acid có tính oxi hóa: NH4NO2, NH4NO3, … → N2, N2O + …

                NH4NO3  N2O + 2H2O

                NH4NO2  N2 + 2H2O

– Các muối ammonium khi nhiệt phân đều làm tăng áp suất khí nên có nguy cơ cháy nổ  cần bảo quản muối ammonium cẩn thận, tránh xa các nguồn nhiệt.

  1. Ứng dụng

Phân bón hóa học

Làm sạch bề mặt kim loại

 

 

MỘT SỐ HỢP CHẤT CỦA NITROGEN VỚI OXYGEN

  1. Các oxide của nitrogen
  2. Công thức, tên gọi

– Các oxide của nitrogen được kí hiệu chung là NOx, trong không khí NOx phổ biến là NO, NO2 ngoài ra còn có N2O, N2O4.

Công thức

NO

NO2

N2O

N2O4

Tên gọi

nitrogen monoxide

nitrogen dioxide

dinitrogen oxide

dinitrogen tetroxide

Tính chất

Không màu hóa nâu trong không khí

Khí màu nâu đỏ

Khí không màu (khí cười)

Khí không màu

  1. Nguồn gốc phát sinh NOx trong không khí

Tự nhiên

Con người

– Núi lửa phun trào, cháy rừng.

– Mưa dông kèm sấm sét, sự phân hủy các hợp chất hữu cơ.

            N2 + O2  2NO

            2NO + O2 → 2NO2

– Đốt cháy nhiên liệu ở các thiết bị hoạt động với nhiệt độ cao trong hoạt động giao thông vận tải, sản xuất, nhà máy nhiệt điện và trong đời sống.

– NOx là một trong những nguyên nhân gây mưa acid, hiệu ứng nhà kính, hiện tượng phú dưỡng, … làm ô nhiễm môi trường.

  1. Mưa acid

– KN: Mưa acid là hiện tượng nước mưa có pH < 5,6.

– Nguyên nhân: SO2 và NOx bị oxi hóa với xúc tác là

các ion kim loại trong khói, bụi, … rồi hòa tan vào

nước tạo thành H2SO4, HNO3.

2SO2 + O2 + 2H2O  2H2SO4

4NO2 + O2 + 2H2O 4HNO3

– Nguồn gốc: Núi lửa, cháy rừng, sấm sét, hoạt động

công nghiệp, nhiệt điện, giao thông, khai thác và chế biến dầu mỏ, …

– Tác hại: + Tác động xấu đến môi trường, con người và sinh vật.

                + Ăn mòn, phá hủy các công trình xây dựng, kiến trúc bằng đá và kim loại.

  1. Nitric acid
  2. Cấu tạo

HNO3

     

Công thức phân tử

Công thức cấu tạo

Công thức Lewis

Mô hình phân tử

– Đặc điểm cấu tạo của nitric acid (HNO3):

+ Nguyên tử N có số oxi hóa + 5 là số oxi hóa cao nhất.

+ Liên kết O – H phân cực mạnh về phía O.

+ Liên kết N → O là liên kết cho – nhận.

  1. Tính chất vật lí

– Nitric acid tinh khiết là chất lỏng, không màu, bốc khói mạnh trong không khí ẩm và tan tốt trong nước.

– Nitric acid tinh khiết kém bền, bị phân hủy một phần giải phóng khí NO2 ngay điều kiện thường, khí này tan trong dung dịch làm cho dung dịch HNO3 đặc có màu vàng  HNO3 thường được bảo quản trong lọ tối màu.

  1. Tính chất hóa học

(a) Tính acid mạnh

♦ Làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.

♦ Tác dụng với basic oxide và base → muối nitrate + nước

              CuO + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O

              Fe(OH)3 + 3HNO3 → Fe(NO3)3 + 3H2O

              NH3 + HNO3 → NH4NO3

♦ Tác dụng với muối → muối nitrate + acid yếu hơn

              CaCO3 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + CO2↑ + H2O

NH4NO3, Ca(NO3)2 là phân đạm cung cấp nguyên tố nitrogen cho cây trồng.

(b) Tính oxi hóa mạnh

♦ Tác dụng với kim loại

Tổng quát: Kim loại + HNO3 → Muối nitrate + (NO, NO2, N2, N2O, NH4NO3) + H2O

                 (trừ Au, Pt)              (KL hóa trị cao)

             3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

             Fe + 6HNO3 đặc  Fe(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O

Chú ý: + Al, Fe, Cr thụ động hóa trong dung dịch HNO3 đặc nguội do tạo ra màng oxide bền bảo vệ kim loại khỏi tác dụng của acid.

           + Hỗn hợp HNO3 đặc, HCl đặc có tỉ lệ thể tích 1 : 3 (cũng tương đương tỉ lệ mol 1 : 3) được gọi là dung dịch nước cường toan có khả năng hòa tan platium và vàng.

               Au + HNO3 + 3HCl  AuCl3  + NO + 2H2O

 Phản ứng hòa tan vàng, platium được sử dụng phổ biến ở nhiều phòng thí nghiệm, nghiên cứu

♦ Do có tính oxi hóa mạnh, HNO3 thường được dùng để phá mẫu quặng trong việc nghiên cứu, xác định hàm lượng các kim loại trong quặng.

♦ Trong hóa học hữu cơ, HNO3 đậm đặc dùng để sản xuất thuốc nổ trinitrotoluene (TNT), thuốc súng không khói cellulose trinitrate, …

III. Hiện tượng phú dưỡng

– KN: Phú dưỡng là hiện tượng dư thừa quá nhiều các nguyên

tố dinh dưỡng (N, P) trong các nguồn nước làm cho các sinh vật

trong nước như vi khuẩn, tảo, rong, rêu, … phát triển nhanh.

– Nguyên nhân: Do nguồn nước thải nông nghiệp, công nghiệp,

sinh hoạt, … chưa được xử lí triệt để thải vào ao hồ.

– Tác hại: + Ngăn cản ánh sáng mặt trời, làm giảm sự quang hợp của thực vật thủy sinh.

                + Thiếu nguồn oxygen trầm trọng cho tôm, cá, … gây mất cân bằng hệ sinh thái.

                + Gây ô nhiễm môi trường nước, không khí, tạo bùn lắng xuống ao hồ.

– Khắc phục: + Xử lí nước thải trước khi cho thải vào môi trường.

                      + Sử dụng phân bón đúng liều lượng, đúng cách, đúng thời điểm.

                      + Khơi thông kênh rạch, ao hồ, lưu thông dòng nước.

SULFUR VÀ SULFUR DIOXIDE

  1. Sulfur
  2. Trạng thái tự nhiên

– Trong tự nhiên, sulfur (sulfur) tồn tại cả ở dạng đơn chất (gần núi lửa) và hợp chất (các khoáng vật).

– Trong cơ thể người, sulfur có trong thành phần của nhiều protein và enzyme.

Sulfur đơn chất

Pyrite (FeS2)

Chu sa, thần sa

(HgS)

Thạch cao

(CaSO4.2H2O)

       
  1. Cấu tạo nguyên tử, phân tử

Cấu tạo nguyên tử

Cấu tạo phân tử

– S (Z = 16): 1s22s22p63s23p4: Ô số 16, chu kì 3, nhóm VIA  S là phi kim.

– Trong hợp chất, S có số oxi hóa -2, +4, +6.

– Phân tử sulfur gồm 8 nguyên tử (S8) liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị không phân cực tạo thành vòng khép kín.

– Trong các phản ứng hóa học, để đơn giản người ta dùng kí hiệu S mà không dùng S8.

  1. Tính chất vật lí

– Ở điều kiện thường, sulfur là chất rắn, màu vàng, có 2 dạng thù hình: Sđơn tà và Stà phương.

– Sulfur không tan trong nước, tan ít trong alcohol, tan nhiều trong CS2, benzene, …

  1. Tính chất hóa học

– Đơn chất sulfur có số oxi hóa 0 là số oxi hóa trung gian  trong các phản ứng hóa học sulfur thể hiện tính oxi hóa hoặc tính khử.

(a) Tính oxi hóa: S0 → S-2

♦ Tác dụng với H2 → H2S (hydrogen sulfide): H2 + S  H2S

♦ Tác dụng với kim loại → muối sulfide (S2-)

    Fe + S  FeS                         2Al + 3S  Al2S3

    Hg + S → HgS (PƯ xảy ra ngay điều kiện thường  S dùng để xử lí thủy ngân rơi vãi)

(b) Tính khử: S0 → S+4, S+6.

♦ Tác dụng với phi kim:  S + O2  SO2                       S + F2  SF6

  1. Ứng dụng

Sản xuất H2SO4

Lưu hóa cao su

Sản xuất diêm

Sx thuốc trừ sâu, diệt nấm

     

 

 

  1. Sulfur dioxide (SO2)
  2. Tính chất vật lí

– Ở điều kiện thường, SO2 là chất khí không màu, mùi hắc, độc, tan tốt trong nước.

–    SO2 nặng hơn không khí.

  1. Tính chất hóa học

♦ SO2 là một acidic oxide: + Tác dụng với nước tạo môi trường acid

                                            + Tác dụng với basic oxide hoặc base tạo thành muối và nước.

♦ Trong SO2, S có số oxi hóa +4 là số oxi hóa trung gian  SO2 vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.

(a) Tính oxi hóa: S+4 → S0

– Tính oxi hóa của SO2 thể hiện khi tác dụng với các chất khử mạnh như H2S, Mg, …

          SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O (pư thu hồi S)

          SO2 + 2Mg → S + 2MgO

(b) Tính khử: S+4 → S+6

– Tính khử của SO2 thể hiện khi tác dụng với các chất oxi hóa mạnh như halogen, O2, KMnO4, NO2, …

         2SO2 + O2 2SO3

          SO2 + NO2  SO3 + NO

  1. Ứng dụng

Sản xuất sulfuric acid

Tẩy trắng bột giấy

Tẩy màu

Diệt nấm mốc

       
  1. Sulfur dioxide và ô nhiễm môi trường

(a) Nguồn phát sinh SO2

Núi lửa phun trào

Đốt cháy nhiên liệu hóa thạch

Phương tiện giao thông

     

(b) Tác hại

– SO2 là một trong những tác nhân làm ô nhiễm không khí, gây mưa acid và viêm đường hô hấp ở người, …

(c) Biện pháp giảm thải SO2 vào khí quyển

Sử dụng nhiên liệu sinh học

Sử dụng năng lượng tái tạo

Xử lí khí thải công nghiệp

     

SULFURIC ACID VÀ MUỐI SULFATE

  1. Cấu tạo phân tử và tính chất vật lí

(a) Cấu tạo phân tử

– Phân tử H2SO4 có công thức cấu tạo như hình bên:

– Giữa các phân tử H2SO4 hình thành nhiều liên kết

hydrogen do H2SO4 chứa H linh động và O có độ âm điện lớn.

(b) Tính chất vật lí

– H2SO4 là chất lỏng sánh như dầu, không bay hơi,

hút ẩm mạnh.

– H2SO4 tan vô hạn trong nước và tỏa rất nhiều nhiệt

nên khi pha loãng H2SO4 đặc cần rót từ từ acid vào

nước và khuấy nhẹ tránh làm ngược lại gây nguy hiểm.

  1. Qui tắc an toàn

Bảo quản

– Bảo quản trong chai lọ đậy chặt, đặt ở vị trí chắc chắn.

– Tránh xa các chất dễ cháy nổ như KClO3, KMnO4, K2Cr2O7, …

Sử dụng

– Sử dụng găng tay, đeo kính bảo hộ, mặc áo thí nghiệm.

– Thao tác cẩn thận, dùng lượng acid vừa phải.

– Không đổ nước vào dung dịch H2SO4 đặc.

Sơ cứu khi

bị bỏng

– Nhanh chóng rửa ngay với nước lạnh nhiều lần.

– Trung hòa acid bằng cách rửa với dung dịch NaHCO3.

– Băng bó vết bỏng, cho uống nước điện giải và đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

  1. Tính chất hóa học

H2SO4 loãng

H2SO4 đặc

w Có đầy đủ tính chất của một acid mạnh:

– Đổi màu quì tím → đỏ

– Tác dụng với kim loại → muối + H2

      KL  +   H2SO4 loãng   →    Muối   + H2

(trước H)                       (KL hóa trị thấp)

Fe + H2SO4 loãng → FeSO4 + H2

Cu + H2SO4 loãng → không xảy ra

– Tác dụng với basic oxide, base → muối + H2O

FeO + H2SO4 loãng → FeSO4 + H2O

Fe3O4 + 4H2SO4 loãng → FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O

2Fe(OH)3 + 3H2SO4 loãng → Fe2(SO4)3 + 6H2O

– Tác dụng với muối → Muối mới + acid mới

Na2CO3 + H2SO4 loãng → Na2SO4 + CO2↑+ H2O

BaCl2 + H2SO4 loãng → BaSO4trắng + 2HCl

 

w Tính acid mạnh.

w Tính oxi hóa mạnh: S+6 → S+4, S0, S-2.

– Tác dụng với các chất khử như kim loại, phi kim, hợp chất khử.

KL+ H2SO4 → Muối + (SO2, S, H2S) + H2O

(trừ Au, Pt)   (KL hóa trị cao )

SO2↑mùi hắc; S↓vàng; H2S↑mùi trứng thối.

– Al, Fe, Cr thụ động, không phản ứng với H2SO4 đặc, nguội.

w Có tính háo nước: H2SO4 có khả năng lấy nước của nhiều hợp chất.

 C12H22O11  12C + 11H2O

(saccharose)

C sinh ra bị oxi hóa bởi H2SO4 đặc → CO2, SO2 bay lên đẩy carbon trào ra khỏi cốc:

C + 2H2SO4đặc  CO2 + 2SO2 + 2H2O

  1. Ứng dụng

Sản xuất acquy

Sản xuất chất tẩy rửa

Sản xuất phân bón

Sản xuất sơn

       
  1. Sản xuất sulfuric acid theo phương pháp tiếp xúc

– Giai đoạn 1: Sản xuất SO2

Nguyên liệu: sulfur (S) hoặc quặng pyrite (FeS2)

S + O2 SO2

4FeS2 + 11O2  2Fe2O3 + 8SO2

– Giai đoạn 2: Sản xuất SO3

Oxi hóa SO2 bằng O2 hoặc lượng dư không khí ở 450oC với xúc tác vanadium (V) oxdie:

            2SO2 + O2 2SO3

– Giai đoạn 3: Sản xuất H2SO4

Hấp thụ SO3 bằng H2SO4 đặc tạo ra oleum (H2SO4.nSO3), sau đó pha loãng oleum vào nước thu được dung dịch H2SO4 có nồng độ mong muốn.

            H2SO4 + nSO3 → H2SO4.nSO3

            H2SO4.nSO3 + nH2O → (n+1)H2SO4

  1. Muối sulfate
  2. Ứng dụng

Sản xuất phân đạm

(NH4)2SO4

Sản xuất chất cản quang

(BaSO4)

Sản xuất thạch cao

(CaSO4)

Làm dịu cơn đau cơ

(MgSO4)

       
  1. Nhận biết

– Nhận biết ion SO42- trong muối sulfate hoặc sulfuric acid: dùng Ba2+ trong Ba(OH)2, BaCl2, Ba(NO3)2.

– Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng.

– PTHH: Ba2+ + SO42- → BaSO4↓ trắng

DẠNG 1: BÀI TOÁN TỔNG HỢP AMMONIA

LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI

– PƯ: N2 + 3H2  2NH3

– Hiệu suất phản ứng:

DẠNG 2: BÀI TOÁN ĐIỀU CHẾ VÀ TỔNG HỢP CÁC CHẤT

LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI

♦ Sơ đồ điều chế các chất

– Điều chế SO2: S + O2  SO2; 4FeS2 + 11O2  2Fe2O3 + 8SO2; ZnS + O2 ZnO + SO2

– Điều chế HNO3:

– Điều chế H2SO4:

– Điều chế phân bón:

+ Phân amophos: NH3  +  H3PO4  → NH4H2PO4

                             2NH3  +  H3PO4  → (NH4)2 HPO4

+ Phân superphosphate kép:

                                             

♦ Phương pháp

– Đối với quá trình điều chế có 1 phản ứng: Viết phương trình, tính theo phương trình.

– Đối với quá trình trải qua nhiều giai đoạn: Viết sơ đồ và dùng bảo toàn nguyên tố.

– Công thức tính hiệu suất:

– Khi đề bài cho H% và yêu cầu tính các đại lượng: Chú ý PHẢI NHÂN – TRÁI CHIA (Chất cần tính nằm ở bên phải mũi tên thì nhân với H%, chất cần tính nằm ở bên trái mũi tên thì chia cho H%)

DẠNG 3: BÀI TOÁN VỀ OLEUM

LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI

– Oleum: H2SO4.nSO3

– Khi hòa tan oleum vào nước ta thu được dung dịch sulfuric acid theo phương trình:

                              H2SO4.nSO3 + nH2O → (n+1) H2SO4